Viêm da cơ địa (eczema) là bệnh lý phổ biến về da. Các cây thuốc nam chữa viêm da cơ địa từ lâu đã được truyền tai nhau như những thần dược mà thiên nhiên ban tặng. Các thảo dược như cây vòi voi, cây sài đất, lá lốt, lá khế… có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm nên thường có mặt trong các bài thuốc chữa viêm da cơ địa. Hãy cùng Central Pharmacy khám phá 10 mẹo dân gian này nhé.

I. Mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà hiệu quả

Sau khi được chẩn đoán chính xác bệnh viêm da cơ địa, người bệnh có thể áp dụng những bài thuốc dân gian dưới đây để cải thiện triệu chứng:

1. Cây vòi voi chữa viêm da cơ địa

Cây vòi voi vị đắng nhẹ, tính mát, có công dụng giảm đau, chống viêm, thanh nhiệt rất tốt. Chính vì vậy, cây vòi voi được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa xương khớp, phong tê thấp và bệnh da liễu, trong đó có viêm da cơ địa. Thảo dược này giúp cải thiện các triệu chứng sưng đau, mẩn ngứa, ban đỏ,… do viêm da cơ địa gây ra. Bên cạnh đó, cây vòi voi có khả năng ức chế sự hình thành các ổ viêm trên da, ngăn ngừa nguy cơ lan rộng mủ sang các vùng da khác.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị vài nhánh cây vòi voi rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút, để ráo.

– Cắt thành các khúc nhỏ rồi giã nhuyễn.

– Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm, đắp hỗn hợp lên để nguyên khoảng 30 phút.

– Rửa sạch với nước ấm, bôi kem dưỡng ẩm nếu cần.

– Thực hiện mỗi ngày 1 lần, kiên trì trong 2 – 3 tuần để thấy các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.

Cây vòi voi giúp chữa viêm da cơ địa đơn giản và nhanh chóng

2. Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt

Lá lốt chứa nhiều thành phần có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau hiệu quả như Beta-caryophylen, Benzyl acetat,… Do đó, lá lốt dùng để dập tắt tình trạng viêm da cơ địa.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát cùng một chút muối.

– Làm sạch da và bôi hỗn hợp lên vùng bị tổn thương, để khoảng 30 phút.

– Hoặc có thể đun lá lốt rồi dùng nước này xông hơi cũng rất hiệu quả.

– Hoặc bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

3. Lá khế – Cây thuốc chữa viêm da cơ địa

Theo y học cổ truyền, lá khế tính mát, giúp giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, sát khuẩn hiệu quả. Theo y học hiện đại, trong lá khế chứa nhiều thành phần có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp giảm ngứa và mẩn đỏ. Vì vậy, sử dụng lá khế là một trong những phương pháp phổ biến giúp chữa viêm da cơ địa. Bạn có thể sử dụng lá thế bằng cách dưới đây:

– Nấu nước lá khế để uống.

– Tắm rửa bằng lá khế.

– Lá khế sao nóng rồi chà xát lên vùng da bị viêm.

– Đắp lá khế tươi.

– Xông hơi bằng lá khế.

– Kết hợp sử dụng lá khế với lá long não, lá thanh hao.

– Uống nước cốt nguyên chất nhưng vị chát thường khó uống.

Để biết chi tiết cách thực hiện của từng phương pháp trên, hãy tham khảo bài viết cùng chủ đề “Lá khế chữa viêm da cơ địa như thế nào?

4. Cây sài đất chữa viêm da cơ địa

Sài đất là một trong những cây thuốc nam có khả năng cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa mà bạn không nên bỏ qua. Sài đất lành tính, giúp thanh nhiệt, kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm hiệu quả. Sài đất có tính an toàn cao, nên có thể sử dụng cho trẻ em và phụ nữ có thai.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị các nguyên liệu: Sài đất 30g, nhẫn bông hoa 10g, bồ công anh 20g, dây khum 10g.

– Rửa sạch các nguyên liệu, cắt nhỏ.

– Cho các nguyên liệu vào nồi, thêm khoảng nửa lít nước, đem sắc.

– Đến khi còn khoảng 150ml nước thì tắt bếp, uống nước này khi còn ấm.

Xem ngay:  Có nên mua gối chống trào ngược cho em bé không?

– Nên áp dụng liên tục khoảng 2 tuần để thấy kết quả rõ rệt.

Ngoài ra, có thể dùng sài đất giã nát rồi bôi lên chỗ bị viêm da như cách áp dụng với cây vòi voi, lá lốt. Người bệnh cũng có thể dùng loại cây này đun nước để ngâm da và tắm.

Có thể giã nát cây sài đất và đắp lên da để chữa viêm da cơ địa

5. Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi

Từ lâu tỏi đã được coi như một chất kháng sinh tự nhiên bởi tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa các độc tố tích tụ dưới da. Trong tỏi chứa nhiều hoạt chất có khả năng chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương da như Allicin, Phytonutrients, Ajoene,… Ngoài ra, tỏi còn chứa nhiều acid amin và hợp chất lưu huỳnh giúp sản sinh collagen, bổ sung các khoáng chất giúp làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa sự xâm nhập của các tác nhân có hại.

Cách thực hiện:

– Kết hợp tỏi với mật ong: Chuẩn bị khoảng 200g tỏi, bỏ vỏ. Cho vào hũ thủy tinh, đổ mật ong ngập tỏi, đậy kín nắp trong 2 tuần. Sau đó, uống mật ong ngâm tỏi 2 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa mật ong. Lấy tỏi chà xát lên vùng da bị viêm, đợi 15 phút rồi rửa sạch.

– Kết hợp tỏi với bia: Chuẩn bị 1kg tỏi, bỏ vỏ. Cho vào hũ thủy tinh, đổ 1 lon bia vào ngâm khoảng 30 phút, cho vào lò vi sóng làm nóng lên. Mỗi ngày ăn 3 tép tỏi ngâm bia.

– Kết hợp tỏi với rượu: Cách làm tương tự như khi ngâm mật ong, dùng 2 – 3 củ tỏi ngâm với 1l rượu trắng, ngâm 2 tuần. Mỗi tối thoa rượu ngâm tỏi lên vùng da bị tổn thương và sáng hôm sau rửa sạch bằng nước.

Thoa rượu ngâm tỏi giúp giảm các triệu chứng của viêm da cơ địa cực hiệu quả

6. Giảm các triệu chứng viêm da cơ địa bằng lá trà xanh

Uống trà xanh hằng ngày mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Lá trà xanh chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như ECG, EGCG, Polyphenol và Catechin giúp giảm viêm, kháng khuẩn và bảo vệ làn da trước các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, thảo dược này giúp hồi phục nhanh chóng các tổn thương da, giảm các triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm, kích ứng da khi bị viêm da cơ địa.

Cách thực hiện:

– Rửa sạch 1 nắm trà xanh, cho vào ấm đun sôi với khoảng 2l nước.

– Bỏ bã, đổ nước ra chậu hòa thêm nước lạnh đến nhiệt độ vừa phải.

– Dùng nước này để tắm và vệ sinh vùng da bị viêm.

– Thực hiện mỗi tuần 3 – 4 lần để thấy triệu chứng được cải thiện rõ rệt.

7. Lá trầu không chữa viêm da cơ địa cực hiệu quả

Lá trầu không chứa hàm lượng Polyphenol cao, đặc biệt là Superoxide effutase và Catalase. Các chất này có khả năng thúc đẩy sản sinh Collagen, đẩy nhanh quá trình làm lành mô và hồi phục các tổn thương. Đồng thời, trầu không còn chứa nhiều tinh dầu Eugenol – thành phần có tính kháng khuẩn mạnh với nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm trùng da thường gặp. Vì vậy, lá trầu không thường được sử dụng để điều trị các bệnh da liễu như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, mề đay, á sừng,…

Cách thực hiện:

– Cách 1: Lấy 3, 4 lá trầu không rửa sạch, vò nát và chà xát lên vùng da bị viêm. Hoặc giã nhuyễn rồi đắp lên trong 30 phút, ngày thực hiện 2 lần để thấy rõ hiệu quả.

– Cách 2: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, rửa sạch, cho vào nồi với 3 – 4l nước với 2 thìa muối biển. Đun sôi để tinh dầu từ lá tiết ra, chắt lấy nước. Hòa thêm với nước lạnh đến nhiệt độ vừa phải để tắm, lấy bã chà xát lên vùng da bị bệnh. Kiên trì thực hiện trong khoảng 1 tuần, 2 lần/ngày sáng và tối.

Cách này thích hợp với những người bị viêm da cơ địa trên diện rộng hoặc toàn thân. Sau khi tắm với nước lá trầu không, không cần tắm lại với nước sạch.

8. Giảm ngứa ngáy bằng lá đơn đỏ

Lá đơn đỏ có công dụng chính là thanh nhiệt giải độc và chống viêm nhiễm. Dược liệu này thích hợp sử dụng để cải thiện những triệu chứng viêm nhiễm ngoài da như viêm da cơ địa, mề đay, nổi ban, viêm da dị ứng. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp cả 2 bài thuốc sau:

– Cách 1: Rửa sạch 20g lá đơn đỏ, thêm 300ml nước vào nồi, đun sôi. Đến khi cạn còn 1 chén nước thì tắt bếp, uống nước khi còn ấm. Uống đều đặn 3 lần/ngày.

– Cách 2: Chuẩn bị 100g cả lá và thân đơn đỏ, đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng. Thêm một lượng nước vừa đủ, đun sôi vặn nhỏ lửa 10 phút thì tắt bếp. Đổ nước ra chậu, hòa thêm nước lạnh đến nhiệt độ phù hợp, dùng để ngâm rửa vùng da bị viêm.

Xem ngay:  Những sai lầm của cha mẹ khi chăm sóc cho trẻ sơ sinh

Lá đơn đỏ giúp cải thiện các viêm nhiễm ngoài da do viêm da cơ địa

9. Cách trị viêm da cơ địa bằng lá bàng non

Y học hiện đại đã chỉ ra rằng trong lá bàng non chứa nhiều thành phần như Tanin, Flavonoid, Phytosterol,… Là những hoạt chất có tác dụng làm lành mô da bị thương, tái tạo mô, kháng viêm hiệu quả, giúp chữa bệnh viêm da cơ địa rất tốt. Cách thực hiện:

– Chuẩn bị 5 – 7 búp bàng non, rửa sạch, ngâm nước muối loãng 20 phút để sát khuẩn.

– Đun sôi 2l nước rồi cho lá bàng vào, để nhỏ lửa 10 phút rồi tắt bếp.

– Đổ nước ra chậu, chờ nguội bớt rồi dùng nước này tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị tổn thương.

– Áp dụng cách này mỗi ngày 2 lần đến khi triệu chứng giảm hẳn.

10. Uống lá đinh lăng giúp giảm triệu chứng bệnh

Đinh lăng tính mát, có tác dụng giải độc, giảm sưng tấy, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng hiệu quả. Nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng lá đinh lăng chứa các hoạt chất có khả năng kháng viêm và làm lành các tổn thương da.

Hướng dẫn cách thực hiện:

– Chuẩn bị một lượng lá đinh lăng và lá huyết dụ theo tỷ lệ 2:1.

– Rửa sạch nguyên liệu, cho vào ấm sắc với một lượng nước vừa đủ.

– Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, khi lượng nước còn khoảng ⅓ thì tắt bếp.

– Đợi nước nguội bớt thì uống ngay khi còn ấm.

– Nên kiên trì trong vài tuần, mỗi ngày uống 1 lần để thấy rõ kết quả.

Uống lá đinh lăng và huyết dụ giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng của viêm da cơ địa

10. Nha đam giúp giảm triệu chứng bệnh

Người bị viêm da cơ địa thường bị khô da, ngứa ngáy, bong tróc có thể sử dụng gel nha đam để cung cấp độ ẩm làm dịu da. Nó còn chứa nhiều chất chống oxy hóa nên bảo vệ da khỏi những tác nhân gây bệnh hiệu quả.

Ngoài ra có thể thay thế nha đam bằng dầu dừa nhờ đặc tính làm ẩm, chống khô tương tự nhau.

11. Chè xanh – lá tắm để cải thiện viêm da cơ địa

Chè xanh chứa nhiều chất oxy hóa như EGCG, polyphenol, catechin… Có thể đun lấy nước tắm, để giảm ngứa, viêm và kích ứng da.

II. Lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian chữa viêm da cơ địa

Người bệnh có thể dễ dàng chọn lựa và thực hiện theo các bài thuốc trị viêm da cơ địa. Các bài thuốc này có nhiều ưu điểm về tính an toàn và đơn giản, tuy nhiên khi áp dụng cần lưu ý tới những vấn đề sau:

– Dựa vào cơ địa mà lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp. Tốt nhất nên thử với liều lượng nhỏ để kiểm tra độ tương thích của cơ thể trước khi áp dụng.

– Các cách dân gian này chỉ áp dụng chỉ áp dụng với viêm da mức độ nhẹ, mới khởi phát. Những trường hợp nặng hơn, tổn thương da, nứt nẻ, rỉ máu nên đến khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.

– Tác dụng của các bài thuốc dân gian phát huy từ từ, cần kiên trì khi áp dụng.

– Hiệu quả tác dụng phụ thuộc vào cơ địa mỗi ngày. Nếu sau một thời gian áp dụng mà các triệu chứng không thuyên giảm thì không nên lạm dụng, tới khám bác sĩ để có phương pháp phù hợp hơn.

– Chú ý chăm sóc da bằng kem dưỡng ẩm để hỗ trợ làm lành tổn thương, bảo vệ làn da trước các tác nhân như ánh nắng mặt trời cường độ mạnh, bụi bẩn,… 

– Đồng thời, người bệnh cần thiết lập một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và hợp lý nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Chăm sóc da bằng kem dưỡng ẩm để hỗ trợ làm lành tổn thương da

Lưu ý: Nếu có dấu hiệu của bệnh viêm da cơ địa nên đến co sở y tế để được khám chữa bệnh. Việc chữa dứt điểm viêm da cơ địa có thể cần kết hợp cả việc dùng thuốc, chế độ ăn uống, mẹo dân gian.

Trên đây là những bài thuốc dân gian từ cây thuốc Nam mà bạn có thể tham khảo để trị viêm da cơ địa tại nhà. Các phương pháp trên đơn giản, giúp tiết kiệm chi phí nhưng chỉ giúp xóa bỏ triệu chứng khi bệnh còn nhẹ. Bởi vậy, người bị viêm da cơ địa cần cân nhắc cả những phương pháp có hiệu quả hơn. Mong rằng với nội dung thông tin này có thể cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quan nhất để cải thiện tình trạng viêm da cơ địa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *