Nôn trớ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Khi nào cần lo lắng?

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là biểu hiện thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Nôn trớ nhiều có thể khiến bé biếng ăn, dẫn đến triệu chứng nguy hiểm hơn như suy dinh dưỡng. Dưới đây Nuôi Con Ngoan mách mẹ cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh cực hiệu quả nhé!

Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là ở những tuần đầu sau sinh, khi bé vừa ăn no hoặc vặn mình. Thông thường, hiện tượng này sẽ tự hết sau 6 – 24 tiếng mà không cần được điều trị đặc biệt. Do đó, nếu bé vẫn khỏe mạnh và tiếp tục tăng cân thì không cần lo lắng quá mẹ nhé!

Tuy nhiên, nôn trớ cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý, và thường đi kèm với những dấu hiệu khác như:

    • Đau bụng quằn quại, ưỡn bụng
    • Bụng chướng
    • Rơi vào trạng thái lơ mơ hay bị kích thích tinh thần
  • Có hiện tượng co giật
  • Nôn trớ liên tục xảy ra và kéo dài trên 24 tiếng
  • Cơ thể có dấu hiệu bị mất nước như khô miệng, ít nước mắt, ít đi tiểu
  • Bãi nôn trớ thường xuất hiện máu hay màu xanh, vàng

Khi đó, nôn trớ có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như tắc ruột, lồng ruột, thiếu canxi,… Do đó, mẹ nên theo dõi biểu hiện, cân nặng của trẻ. Ngoài ra, cần lưu ý thực đơn của trẻ xem có thiếu một số chất nào không để có thể bổ sung kịp thời.

Nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ

Nguyên nhân sinh lý

Nôn trớ sinh lý thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Nôn trớ sinh lý thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Trẻ sơ sinh nôn trớ do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dạ dày nằm ngang và cơ thắt tâm vị còn yếu. Do đó, khi ăn no, trẻ thường có hiện tượng nôn trớ. Ngoài ra, có thể nôn trớ do một số cách chăm sóc bé của mẹ chưa đúng như:

  • Cho trẻ ăn hay bú quá nhiều
  • Tư thế bú mẹ không đúng hoặc bú bình không đúng cách khiến trẻ nuốt nhiều khí vào dạ dày
  • Bé ăn phải những thức ăn gây đầy hơi, chướng bụng
  • Để trẻ nằm khi vừa ăn no
  • Quấn tã hoặc băng rốn quá chặn
  • Mùi vị thức ăn không phù hợp

Nguyên nhân bệnh lý

Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ như:

  • Do các dị tật về đường tiêu hóa như hẹp phì đại môn vị, hẹp tá tràng bẩm sinh, teo thực quản, thoát vị hoành…Trong trường hợp này, trẻ sơ sinh bị nôn trớ thường xuyên ngay sau khi chào đời.
  • Nôn trớ do tắc ruột hoặc xoắn ruột, thường được biểu hiện bởi việc nhiễm trùng toàn thân, bụng chướng, bí tiểu, bí đại tiện, đi ngoài lẫn máu và dịch dạ dày có màu nâu đen
  • Bệnh viêm đường hô hấp trên
  • Nhiễm trùng thần kinh
  • Tăng áp lực nội sọ do giảm tỷ lệ Prothrombin gây xuất huyết não
  • Hội chứng sinh dục thượng thận.
  • Rối loạn thần kinh hoặc co thắt môn vị.
Xem ngay:  Loại rau chống ung thư tốt nhất cho cơ thể

Nôn trớ có thể là dấu hiệu của bệnh lý cần được khám và điều trị cho trẻ

Nôn trớ có thể là dấu hiệu của bệnh lý cần được khám và điều trị cho trẻ

Khi thấy có các dấu hiệu khác lạ ngoài nôn trớ, mẹ cần đưa con đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

Cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Trừ các nguyên nhân bệnh lý, những trường hợp trẻ sơ sinh bị nôn trớ thông thường đều có thể cải thiện bằng việc mẹ thay đổi một vài thói quen nhỏ cho trẻ. Dưới đây là một số cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh:

Chia nhỏ khẩu phần ăn

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt và có dung tích nhỏ hơn rất nhiều so với bé lớn. Do đó, để tránh tình trạng nôn trớ, thay vì cho bé bú quá nhiều trong 1 lần, hãy cho con bú nhiều cữ, mỗi cữ cách nhau 2-4 giờ với lượng sữa giảm bớt trong mỗi cữ bú. Nhờ đó giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn.

Không để bé nằm ngay sau khi bú

Trẻ sơ sinh rất dễ nuốt hơi vào trong khi bú. Lúc này, nếu mẹ cho bé nằm ngay sau khi bú, bé rất dễ nôn trớ. Vì vậy, sau khi cho bú, mẹ tránh để bé nằm ngay. Tốt nhất, sau khi bú xong, mẹ cần bế trẻ cao đầu trong khoảng 15-20 phút và vỗ nhẹ lưng để đẩy không khí từ dạ dày ra, giúp trẻ ợ hơi tốt.

Cho bé bú đúng cách

Với những trẻ bú mẹ, nếu lượng sữa mẹ cho bé bú nhiều hơn lượng sữa miệng bé có thể nuốt mỗi lần sẽ khiến thực phẩm trong dạ dày bị trào lên, khiến trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ. Tương tự, khi trẻ bú bình không đúng cách sẽ hút vào cùng lúc một lượng khí thừa đáng kể, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.

Để tránh tình trạng này, khi cho bé bú mẹ, mẹ chỉ nên cho bé bú từ từ, tránh để bé ăn quá no mỗi lần. Với trẻ bú bình, mẹ nên giữ cho bình sữa nghiêng 45 độ, sao cho sữa luôn ngập cổ bình, tránh để khí len lỏi vào dạ dày bé.

Xem ngay:  Hướng dẫn cách nấu đặc sản Hà Giang - Cháo ấu tẩu

Bên cạnh đó, mẹ có thể chọn mua các loại bình sữa được thiết kế có van chống sặc, điều chỉnh lượng sữa tiết ra phù hợp, hạn chế bé bị sặc sữa và nôn trớ do nuốt phải nhiều bọt khí.

Cho con bú đúng cách giúp tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Cho con bú đúng cách giúp tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Cho bé ngủ đúng tư thế

Tư thế ngủ đúng cũng là một cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Mẹ có thể nâng đầu nằm của bé lên cao một góc 30 độ, chính độ nghiêng này sẽ giúp thực phẩm trong dạ dày không trào ngược lên trong lúc bé ngủ.

Bổ sung canxi cho bé

Nếu hiện tượng nôn trớ đi kèm với triệu chứng vặn mình, khó ngủ có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang thiếu canxi. Trong trường hợp này, mẹ hãy bổ sung lượng canxi cần thiết qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé qua các thực phẩm như sữa và các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng, thủy hải sản, nước cam, các loại ngũ cốc và hạt, các loại rau lá xanh thẫm.

Nói “không” với khói thuốc

Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ khiến bé tăng tiết axit trong dạ dày nhiều hơn. Vì vậy, không để bé tiếp xúc với môi trường khói thuốc mẹ nhé!

Nới lỏng quần áo

Quần áo, tã quá chặt khiến cho thành bụng và dạ dày bị chèn ép nên trẻ rất dễ nôn trớ. Do đó, mẹ nên nới lỏng quần áo của trẻ, mặc cho con những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái và thoáng mát, đặc biệt là khu vực quanh bụng.

Cho bé mang quần áo thoải mái để tránh chén ép phần bụng, dạ dày gây nôn trớ

Cho bé mang quần áo thoải mái để tránh chén ép phần bụng, dạ dày gây nôn trớ

Nếu quần áo của con đã trở nên chật hoặc kém thoải mái, mẹ hãy nghĩ ngay đến việc sắm cho bé những trang phục cao cấp, phù hợp hơn với con. Những sản phẩm quần áo sơ sinh tại Nuôi Con Ngoan với đa dạng lựa chọn quần áo sơ sinh mặc nhà, quần áo sơ sinh đi chơi, quần áo ngủ… được làm từ chất vải cotton thân thiện với làn da bé, các chi tiết nút bấm được làm từ chất liệu an toàn và được hạn chế tối đa cho làn da bé thật dễ chịu, không kích ứng. Chắc chắn là người bạn đồng hành đáng tin cậy trong những năm tháng đầu đời của con!

Nếu bé chỉ nôn trớ thông thường, mẹ hãy áp dụng những cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh mà Nuôi Con Ngoan đã chia sẻ trên đây. Trong trường hợp bé nôn trớ kèm các triệu chứng bất thường, hãy đưa bé đến cơ sở y tế ngay lập tức bởi rất có thể bé đang mắc phải bệnh lý nguy hiểm mẹ nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *