Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì?

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì?

Viêm đường tiết niệu là tính trạng nhiễm trùng đường tiết niệu với nguyên nhân phổ biến do vi khuẩn gây ra. Có nhiều loại thực phẩm có lợi giúp tăng cường sức khỏe, giảm viêm, nhanh loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Nhưng đồng thời cũng có những món ăn sẽ làm nhiễm trùng nặng hơn, kéo dài thời gian điều trị. Để nhanh chóng cải thiện tình trạng viêm nhiễm người bệnh cần cân nhắc cẩn thận thực phẩm nào nên chọn, thực phẩm nào cần tránh. 

I. Viêm đường tiết niệu nên ăn gì?

Những loại thực phẩm dưới đây được các y bác sĩ chuyên môn khuyến cáo nên bổ sung cho bệnh nhân đang điều trị viêm đường tiết niệu.

1. Uống nhiều nước

Khi bị viêm đường tiết niệu, các vi khuẩn xâm nhập theo đường niệu và gây nhiễm trùng tại các bộ phận mà nó trú ngụ như viêm niệu đạo, viêm bàng quang…. Uống đầy đủ 1,5-2l nước theo nhu cầu hàng ngày giúp các hoạt động của cơ thể, việc thanh lọc, đào thải chất độc diễn ra nhịp nhàng, hơn nữa còn giúp tăng đào thảo vi khuẩn ra bên ngoài. 

Uống nhiều nước giúp làm loãng nước tiểu, tăng thể tích nước tiểu trong bàng quang và khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn. Nhờ đó vi khuẩn theo dòng nước tiểu cũng được loại bỏ khỏi đường niệu dễ dàng. Nên uống nhiều người vào ban ngày, tránh uống nhiều nước trước khi đi ngủ để tránh phải tỉnh giấc nhiều lần.

Bên cạnh nước trắng đun sôi để nguội có một số loại nước từ các cây cỏ, thực vật tự nhiên quen thuộc cũng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả như nước râu ngô, nước cỏ tranh, rau má, bông lá đề, nước đậu xanh đường phèn…Trong những loại nước này không chỉ có tác dụng lợi tiểu mà còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể, giảm các triệu chứng viêm, đau nhức gây khó chịu cho người bệnh. 

Uống nhiều nước tăng đào thải vi khuẩn đường niệu

Uống nhiều nước tăng đào thải vi khuẩn đường niệu

2. Thực phẩm giàu Vitamin C

Vitamin C là một chất bảo vệ tự nhiên của cơ thể giúp chống oxy hóa, tăng sức đề kháng và rất có hiệu quả giúp cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu. Vitamin C kích thích hệ miễn dịch, tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn E.Coli. Nhờ đó có thể giảm tình trạng nhiễm trùng và các triệu chứng sưng viêm do vi khuẩn gây ra.

Để bổ sung Vitamin C người bệnh có thể lựa chọn các thực phẩm như dâu tây, đu đủ, bông cải xanh, cam , quýt, bưởi… Nếu muốn dùng thêm các viên uống Vitamin C người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Vitamin C khi dùng quá liều gây nhiều tác dụng phụ và có thể tăng tính acid trong nước tiểu gây kích ứng bàng quang và làm nặng hơn các triệu chứng của viêm đường niệu. 

Xem ngay:  Mách mẹ 11 mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho bé hiệu quả

Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C

Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C

3. Rau xanh và trái cây

Hoa quả và rau củ là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Bổ sung nhóm thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, ngăn ngừa táo bón, tăng cường sức khỏe. Đối với người bệnh viêm đường tiết niệu ăn nhiều rau xanh và trái cây còn bổ sung thêm nước cho cơ thể, giúp cho việc đào thải độc tố tốt hơn. Ngoài ra trái cây và rau củ có hàm lượng acid thấp hơn nhiều so với các thực phẩm có nguồn gốc động vật làm cho nước tiểu cũng ít tính acid hơn. Do đó người bị nhiễm trùng đường tiết niệu nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả trong các bữa ăn hàng ngày.

Ăn nhiều hoa quả và rau xanh

Ăn nhiều hoa quả và rau xanh

4. Thực phẩm chứa nhiều men vi sinh

Men vi sinh giúp tăng cường chức năng tiêu hóa. Hơn nữa các lợi khuẩn còn giúp cân bằng lại hệ vi sinh cho cơ thể, loại bỏ, ngăn ngừa sự phát triển của các vi sinh vật có hại nhất là sau đợt dùng kháng sinh dài ngày. Nhờ đó chúng tạo ra một ‘’hàng rào bảo vệ’’ từ âm đạo đến bàng quang, giảm nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. 

Những thực phẩm chứa men vi sinh rất đa dạng để mọi người lựa chọn: các sản phẩm lên men từ sữa như sữa chua, phomai…, dưa kim chi, dưa bắp cải, nấm sữa Kefir, miso và tempeh từ đậu nành lên men…

Thực phẩm bổ sung probiotic

Thực phẩm bổ sung probiotic

5. Giấm táo

Giấm táo cũng là một loại thực phẩm mà các chuyên gia khuyên người bị viêm nhiễm đường tiết niệu nên sử dụng. Giấm táo cũng chứa rất nhiều men vi sinh, các enzym, khoáng chất có lợi như kali…giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn E.Coli gây hại. Bên cạnh đó giấm táo còn có nhiều lợi ích cho cơ thể như chống oxy hóa, giảm béo phì, giảm cholesterol, giảm huyết áp…

Giấm táo có thể sử dụng để trộn salad, ướp gia vị cho món ăn hoặc sử dụng như một thức uống hàng ngày kèm với mật ong, một số loại trà cũng rất hiệu quả.  

Giấm táo

Giấm táo

6. Nước ép quả nam việt quất

Trong các loại quả  mà người nhiễm trùng đường tiết niệu nên dùng thì nam việt quất có thể được nhắc nhiều đến nhất với khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa vi khuẩn. Thành phần flavonoid trong quả nam việt quất có hoạt chất proanthocyanidins có tác dụng loại bỏ vi khuẩn E.Coli ra khỏi cơ thể do ức chế chúng bám vào màng niêm mạc đường niệu. Loại quả này cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn xâm nhập. Do đó người bệnh nhiễm trùng tiết niệu nên bổ sung nam việt quất để hỗ trợ việc điều trị bệnh bằng cách ăn trực tiếp hoặc uống nước ép nguyên chất hàng ngày.   

II. Viêm đường tiết niệu cần kiêng gì?

Những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu cần hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất kích ứng vì chúng sẽ làm nặng hơn tình trạng viêm nhiễm, đau rát…, kéo dài thời gian điều trị bệnh và tăng nguy cơ gặp các biến chứng. Những nhóm thực phẩm dưới đây cần tránh đối với người bệnh đang điều trị viêm đường tiết niệu. 

Xem ngay:  Mùa hè nên bật máy lạnh bao nhiêu độ là phù hợp?

1. Đồ ăn chứa nhiều đường và chất tạo ngọt

Sử dụng nhiều đường hay chất tạo ngọt có thể gây kích thích bàng quang và làm nặng thêm tình trạng viêm nhiễm ở đường tiết niệu. Đường cũng tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển.  Do đó cần hạn chế ăn nhiều bánh kẹo, các loại nước ngọt, nước diet soda (nước ngọt cho người ăn kiêng)…Thay vào đó nên sử dụng nước lọc, trà thảo mộc hay các loại nước ép từ hoa quả tự nhiên. Chúng có vị ngọt dịu nhẹ, bổ sung nước và các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Hạn chế đường hay chất tạo ngọt nhân tạo

Hạn chế đường hay chất tạo ngọt nhân tạo

2. Bia rượu, cà phê và các chất kích thích

Bia, rượu, hay caffeine làm tăng kích ứng bàng quang, nhất là ở những người bị viêm đường tiết niệu. Caffein có tác dụng như một chất lợi tiểu làm tăng nhanh lượng nước tiểu khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần hơn. Tuy đi tiểu nhiều giúp tăng đào thải vi khuẩn nhưng nó lại khiến tăng áp lực lên bàng quang và khiến trương lực cơ ở xương chậu bị yếu đi. Hơn nữa bia rượu, cà phê còn gây ra nhiều tương tác thuốc có thể làm ảnh hưởng đến các thuốc điều trị bệnh.  

Tránh uống bia rượu khi điều trị viêm đường tiết niệu

Tránh uống bia rượu khi điều trị viêm đường tiết niệu

3. Đồ ăn cay nóng

Các món ăn cay nóng chứa nhiều gia vị như tiêu, ớt đỏ…cũng tăng co thắt  lên cơ bàng quang dẫn đến tiểu khó, tiểu buốt…gây trầm trọng hơn tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Do đó nên thay bằng các gia vị thảo mộc để tăng thêm mùi vị cho món ăn, giảm dùng tiêu, ớt.

4. Đồ ăn chế biến sẵn

Các thực phẩm chế biến sẵn, thực ăn nhanh…chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, các gia vị như muối, đường,… đều không tốt cho sức khỏe và làm trầm trọng hơn tình trạng nhiễm trùng đường niệu. Vì vậy nếu có thể hãy hạn chế tối đa những thực phẩm này và chuẩn bị bữa ăn để lựa chọn thực phẩm tươi ngon, cách chế biến, các gia vị thêm vào để vừa tốt cho sức khỏe và còn tăng hiệu quả cho điều trị bệnh.

Hạn chế các đồ ăn chế biến sẵn

Hạn chế các đồ ăn chế biến sẵn

5. Các loại thịt đỏ

Thịt đỏ và các protein từ động vật khác có hàm lượng acid cao, có nghĩa là chúng làm cho nước tiểu có tính acid cao hơn so với các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Vì vậy nên giảm thiểu các loại thịt như thịt bò, trâu, cừu…trong thực đơn hàng ngày trong quá trình điều trị viêm đường tiết niệu.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp nâng cao sức khỏe người bệnh và tăng hiệu quả điều trị viêm đường tiết niệu. Hãy cân nhắc và lựa chọn các thực phẩm tốt cho sức khỏe của bạn. Hy vọng những gợi ý trên giúp người bệnh viêm đường tiết niệu xây dựng cho mình một thực đơn hợp lý. Nếu có thắc mắc gì thêm đừng ngần ngại mà hãy tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia y tế nhé.   

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *