Tổng quan các thông tin về bệnh đau nhức xương khớp, bao gồm nguyên nhân gây đau nhức mỏi xương khớp, triệu chứng đau mỏi xương khớp, đau nhức xương khớp là dấu hiệu của bệnh lý gì và các cách trị đau mỏi xương khớp sẽ được dược sĩ Omi Pharma giải đáp tại đây.
Danh Mục
1. Bệnh xương khớp là gì?
Bệnh xương khớp là tình trạng các khớp xương, dây chằng, gân, xương và cơ bắp suy yếu dẫn tới những cơn đau nhức mỏi và ảnh hưởng tới khả năng vận động, di chuyển của người bệnh. Bệnh đau nhức xương khớp toàn thân thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay bệnh có xu hướng trẻ hóa, nghĩa là người trẻ tuổi cũng có thể là đối tượng mắc chứng đau nhức xương khớp toàn thân.
Các loại khớp trên cơ thể được chia thành 3 nhóm chính: nhóm khớp động (các khớp ở vị trí chân, tay); khớp bán động (khớp ở vị trí đốt sống); khớp bất động (khớp ở hộp sọ). Bệnh nhức mỏi xương khớp toàn thân chủ yếu xảy ra ở vị trí khớp động và khớp bán động do các khớp này phải làm việc thường xuyên nên dễ bị bào mòn, suy yếu.
2. Nguyên nhân đau nhức xương khớp
Một số nguyên nhân gây đau nhức xương khớp thường gặp như:
Tuổi tác: người cao tuổi là đối tượng hàng đầu mắc các chứng đau xương khớp. Nguyên nhân là do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến hệ cơ xương khớp suy yếu, dẫn tới tổn thương sụn, cấu trúc xương,…
Tai nạn: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn khi chơi thể thao gây nên những chân thương làm gãy, nứt hoặc trật ổ khớp.
Bệnh lý xương khớp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gout, loãng xương, thoát vị, lao xương,…
Ngoài ra còn có các nguyên nhân đau xương khớp khác như:
- Thay đổi thời tiết đột ngột
- Làm việc sai tư thế
- Thói quen sinh hoạt
- Béo phì
- Mang thai
3. Triệu chứng bệnh khớp thường gặp
Tới 90% bệnh nhân gặp các triệu chứng đau xương khớp, mỏi khớp như:
- Đau mỏi, cảm giác nhức nhối ở các khớp
- Tê bì chân tay
- Đau khi vận động, xoay cổ tay, cổ chân, vặn người, cúi người, leo cầu thang, bê đồ nặng,…
- Sưng nóng, tấy đỏ khớp
- Thường đau cả ngày, đau nhiều hơn về đêm và gần sáng
- Cứng khớp sau khi ngủ dậy
- Suy nhược cơ thể, mệt mỏi kéo dài
- Có thể kèm theo sốt nhẹ
4. Bệnh đau nhức xương khớp có nguy hiểm hay không?
Đau nhức xương khớp dạng nhẹ chỉ là triệu chứng ban đầu của các bệnh lý liên quan tới xương khớp. Do đó, nếu người bệnh không sớm điều trị thì khả năng bị rạn xương, nứt gãy xương, thậm chí tàn phế là hoàn toàn có khả năng. Các khớp sụn sẽ bị phá hủy dần dần, dẫn tới những tổn thương nghiêm trọng và làm giảm khả năng vận động. Đau nhức xương khớp do các bệnh viêm khớp gây nên còn khiến các khớp bị biến dạng, co quắp ngón tay, ngón chân, teo cơ.
5. Đau nhức xương khớp là dấu hiệu bệnh lý gì?
Đau xương khớp có thể là dấu hiệu của các bệnh sau:
5.1. Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp, xương dưới sụn bị tổn thương, dẫn tới các phản ứng viêm, sưng và giảm dịch khớp. Thông thường thoái hóa khớp hay gặp nhất ở vị trí khớp gối khi lớp sụn khớp bị bào mòn hoặc bị nứt vỡ và giảm dịch nhầy ở bao hoạt dịch. Cơn đau do thoái hóa khớp sẽ tăng lên bất cứ khi nào người bệnh cử động mạnh hoặc khi thời tiết thay đổi. Bệnh nhân còn dễ bị cứng khớp vào buổi sáng khi thức giấc khoảng 1 giờ đồng hồ. Thoái hóa khớp gây đau đớn khá mạnh nên nhiều bệnh nhân có xu hướng vận động ít đi. Nhưng chính điều này lại khiến cho khớp dễ bị cứng hơn và giảm khả năng vận động về lâu dài.
5.2. Viêm khớp dạng thấp
Chứng viêm khớp dạng thấp gây nên những cơn đau nhức mỏi xương khớp kèm cứng khớp khiến người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển. Viêm khớp dạng thấp nếu không điều trị sớm sẽ dẫn tới biến dạng khớp. Viêm khớp dạng thấp được xếp vào nhóm bệnh lý xương khớp do rối loạn tự miễn. Bệnh gây nên các cơn đau ở nhiều khớp xương cùng một lúc.
5.3. Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị thoái hóa, dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu (bên trong đốt sống). Khi người bệnh di chuyển hoặc xảy ra va chạm mạnh sẽ khiến đĩa đệm nứt rách, dẫn tới các cơn đau nhức dữ dội và kéo dài. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra do di truyền, tuổi tác hoặc thừa cân béo phì, vận động sai tư thế.
5.4. Loãng xương
Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm dần, hình thành những ổ rỗng trong xương khiến xương giòn và dễ gãy ngay cả khi va chạm nhẹ. Loãng xương là tình trạng khá phổ biến ở người cao tuổi do khả năng tổng hợp và hấp thụ canxi kém. Người bị đau nhức xương khớp do loãng xương có thể gặp các biểu hiện như lưng còng, cơ dọc cột sống co cứng.
5.5. Gout
Bệnh Gout hay Gút (thống phong) hình thành do axit uric tích tụ trong máu lâu ngày dẫn tới phản ứng viêm, đau và sưng tấy, nóng rát ở các khớp. Nguyên nhân chính của bệnh Gout thường bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng giàu đạm, purin dẫn tới rối loạn chuyển hóa tại thận, giảm khả năng lọc axit uric trong máu. Lượng axit uric quá cao sẽ hình thành nên những tinh thể nhỏ, tập trung tại các khớp gây viêm sưng vô cùng đau đớn. Khi bệnh Gout chuyển sang giai đoạn mãn tính, các sụn khớp dần bị phá hủy dẫn tới biến dạng khớp.
5.6. Lao xương khớp
Bệnh đau nhức xương khớp do lao xương khớp hình thành do nhiễm vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis. Lao xương khớp thường xảy ra ở vị trí khớp háng, khớp gối và cột sống. Người mắc lao xương khớp thường đau tại chỗ và đau phía sau cột sống kèm theo triệu chứng sốt nhẹ và sụt cân.
6. Các cách điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả tại nhà
Bệnh nhân đau nhức xương khớp có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng cách tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có chứa canxi và vitamin D như trứng, cá, sữa, các loại rau xanh lá,…Người bệnh cũng nên vận động thường xuyên để tránh bị cứng khớp, chú ý vận động nhẹ nhàng để tránh làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Trong dân gian cũng có các bài thuốc chữa đau xương khớp từ các loại thảo dược như lá lốt, ngải cứu, xương rồng, hạt đu đủ, cây chìa vôi,…Tuy nhiên các bài thuốc dân gian này thường chỉ có hiệu quả đối với bệnh nhân đau xương khớp nhẹ và kết quả không triệt để, người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
Bác sĩ cũng kê cho bệnh nhân các loại thuốc tây giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau xương khớp như thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ, chống thấp khớp. Một số trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật để trị bệnh xương khớp.
Dược sĩ Omi gợi ý người bệnh có thể dùng các sản phẩm bổ sung dưỡng chất cho xương khớp như Glucosamine hoặc Sụn vi cá mập Orihiro của Nhật Bản để xương khớp dẻo dai hơn, hỗ trợ làm lành sụn khớp và tăng dịch nhầy để khớp vận động trơn tru. Nếu bạn muốn tư vấn chi tiết hơn về các sản phẩm tốt cho xương khớp thì liên hệ với dược sĩ Omi qua số hotline ngay nhé.