Mang thai bị tiêu chảy là một trong các vấn đề có thể xảy ra khi phụ nữ mang bầu. Vậy, mang thai bị tiêu chảy có ảnh hưởng gì không? Nguyên nhân và cách điều trị như nào, mời bạn đọc theo dõi bài viết này.

Thai kỳ là giai đoạn vô cùng đặc biệt của người phụ nữ khi cơ thể có những biến đổi để nuôi dưỡng mầm sống đang lớn lên trong bụng. Do đó, khi đang mang bầu bị tiêu chảy, phụ nữ cần hết sức lưu ý để không ảnh hưởng tới sức khỏe của mình cũng như tới thai nhi.

1. Nguyên nhân mang thai bị tiêu chảy

Tiêu chảy có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ và có nhiều nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy ở phụ nữ đang mang bầu. Phổ biến nhất là do chế độ ăn uống hằng ngày không đảm bảo vệ sinh. Ở giai đoạn thai kỳ, cơ thể người phụ nữ thường yếu đi, sức đề kháng của phụ nữ giảm sút, do đó, khi ăn phải những thức ăn không hợp vệ sinh, thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc uống phải nguồn nước bị ô nhiễm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công hệ tiêu hóa, dẫn tới tình trạng tiêu chảy. Các loại virus có thể gây tiêu chảy mang thai như Rota, Cyptomegalo, hoặc động vật ký sinh gây tiêu chảy như Cryptosporidium và Entamoeba histolytica… Trường hợp mẹ bầu mắc các bệnh đường duyệt như Crohn cũng có thể gây ra tiêu chảy.

Mang thai bị tiêu chảy có ảnh hưởng gì không? Nguyên nhân và cách điều trị-1
Mang thai có bị tiêu chảy không?

Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác mẹ bầu khi mang thai bị tiêu chảy cũng có thể xem xét đến làm căn cứ cho việc điều trị đó là:

  • Thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc dị ứng với các thức ăn hoặc thực phẩm lạ. Khi phụ nữ mang bầu, chế độ ăn uống sự thay đổi rõ rệt do lúc này mẹ bầu không chỉ cần dinh dưỡng nuôi cơ thể mình mà còn cần dinh dưỡng nuôi em bé trong bụng. Điều đó khiến hệ tiêu hóa không thích nghi kịp thời, dễ dẫn tới tình trạng khó tiêu, chướng bụng và tiêu chảy.
  • Thay đổi trong hormone của phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó, gây ra các vấn đề như táo bón hay tiêu chảy.
  • Ngoài ra, bổ sung sản phẩm khoáng chất chứa nhiều magnesi cũng có thể gây ra chứng bệnh tiêu chảy. Trước khi bổ sung vitamin cho cơ thể, mẹ bầu nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ chuyên môn và đọc kỹ hướng dẫn trên sản phẩm để đảm bảo cơ thể hấp thụ đủ lượng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
  • Một trường hợp khác đặc biệt của việc phụ nữ bị tiêu chảy có thể được xem xét là dấu hiệu của mang thai hoặc chuyển dạ sẽ được trình bày kỹ ở phần sau của bài viết. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tìm rõ và hiểu chính xác nguyên nhân để điều trị đúng cách, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Xem ngay:  Cách làm Gà nướng cam nguyên con ngon độc lạ cho bữa cơm gia đình

2. Mang thai bị tiêu chảy có ảnh hưởng gì không? Mới mang thai có bị tiêu chảy không?

Mang thai bị tiêu chảy diễn ra một vài ngày, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé ở cấp độ từ nhẹ tới nặng. Ở mức độ nhẹ, có thể mẹ bị mất nước kèm theo sự mệt mỏi, phiền toái. Do đó, điều cần thiết là phụ nữ mang thai cần bổ sung nước và điện giải bằng cách uống nhiều nước (nước ép hoa quả, nước oresol).

Ở trường hợp nặng hơn, mẹ bầu bị đau bụng quanh rốn, cơn đau có thể kéo dài và dữ dội, thậm chí nôn mửa. Đặc biệt, khi tiêu chảy gây ra bởi vi khuẩn tả (virus Rota), có thể khiến thai phụ mất sức rất nhanh, tử cung bị co bóp mạnh, đe dọa tới sự an toàn của thai nhi. Hậu quả nghiêm trọng có thể dẫn tới em bé trong bụng suy dinh dưỡng, chậm phát triển hoặc tử vong. Vì vậy, nếu phụ nữ mang thai bị đau bụng tiêu chảy nhất là 3 tháng đầu nên đi kiểm tra bác sĩ sớm để điều trị kịp thời và nhanh khỏi bệnh.

Mang thai bị tiêu chảy có ảnh hưởng gì không? Nguyên nhân và cách điều trị-2
Mang thai bị tiêu chảy có sao không là nỗi lo của nhiều mẹ bầu

1.1. Mới mang thai bị tiêu chảy

Mang thai tuần đầu có bị tiêu chảy không? Nhiều chị em tin rằng tiêu chảy là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai, tuy nhiên, để biết chính xác có thai hay không, phụ nữ nên kiểm tra bằng que thử thai, đồng thời theo dõi các triệu chứng khác như buồn nôn, căng tức ngực, thay đổi màu sắc núm vú… để tránh bị nhầm lẫn giữa tiêu chảy do thức ăn gây ra hay do cơ thể mang thai thật sự.

Với những chị em lần đầu làm mẹ, không tránh khỏi sự lo lắng mang thai bị tiêu chảy có sao không, có ảnh hưởng gì đến em bé trong bụng hay không. Tùy vào mức độ và nguyên nhân, với các trường hợp nhẹ, tiêu chảy có thể tự khỏi. Tốt nhất, mẹ nên tìm đến sự hỗ trợ và tư vấn từ bác sĩ hoặc Dược sĩ có chuyên môn. Mẹ có thể liên hệ tới Dược sĩ gia đình Omi Pharma có thể hỗ trợ tìm ra các nguyên nhân gây tiêu chảy chính xác nhất cho mẹ.

1.2. Mang thai 3 tháng đầu bị tiêu chảy

Đây là giai đoạn hết sức nhạy cảm của người mẹ do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể, sự hình thành của cơ thể mới, do đó, mẹ bầu cần hết sức chú ý. Dược sĩ Omi khuyến cáo, nếu gặp bất cứ các vấn đề gì, cách tốt nhất là hãy đến khám bác sĩ để điều trị kịp thời.

1.3. Mang thai tháng cuối bị tiêu chảy

Mang thai tháng cuối bị tiêu chảy là thường gặp ở mẹ bầu. Lưu ý ở giai đoạn này là luôn bổ sung nước đầy đủ, không được để mẹ bầu thiếu nước, mất nước ảnh hưởng tới thai nhi cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ.

Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ bị tiêu chảy khi mang thai tuần 38, bị tiêu chảy khi mang thai tháng cuối có thể là dấu hiệu của cơ thể chuyển dạ sắp sinh. Hiện tượng này xảy ra cho đến khi mẹ bầu chuyển dạ thực sự kéo dài khoảng 1 – 2 tuần (dựa vào cơ địa mỗi người), gây ra bởi các hormone hoạt động kích thích ruột, khiến cho mẹ bầu bị tiêu chảy. Do đó, mẹ bầu không nên quá lo lắng vì đây cũng là một biểu hiện dự báo sắp sinh thuận lợi, giúp cho em bé chuẩn bị chào đời. Việc cần làm là mẹ bầu chú ý quan sát kỹ hơn các dấu hiệu chuyển dạ thật sự, để giúp quá trình sinh nở của mình diễn ra thuận lợi hơn.

Mang thai bị tiêu chảy có ảnh hưởng gì không? Nguyên nhân và cách điều trị-3
Mang thai 38 tuần bị tiêu chảy gây ra sự phiền toái và mệt mỏi cho chị em

3. Điều trị khi mang bầu bị tiêu chảy

Mang thai bị tiêu chảy phải làm sao? Dưới đây là tư vấn của Dược sĩ Omi Pharma bao gồm thói quen ăn uống, nghỉ ngơi và vận động của chị em.

Xem ngay:  VẬN CHUYỂN – XỬ LÝ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP

3.1. Phụ nữ mang thai bị tiêu chảy nên ăn gì?

Mẹ bầu có thể thực hiện chế độ ăn khuyến cáo dưới đây để điều trị cũng như phòng tránh các trường hợp mang thai tháng đầu bị tiêu chảy, mang thai tháng thứ 7 bị tiêu chảy, bị tiêu chảy khi mang thai 3 tháng cuối, mang thai 37 tuần bị tiêu chảy

  • Uống đủ nước: Mang thai bị tiêu chảy sẽ khiến cơ thể mẹ mất nước rất nhanh. Vì vậy, mẹ bầu hãy bổ sung đủ nước và các chất điện giải, nước ép trái cây để nhanh chóng bù lại lượng nước đã mất cho cơ thể. Tránh dùng các loại nước hoa quả đóng chai, nước ngọt có gas vv…
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi: Tất cả các loại thực phẩm bà bầu sử dụng nên được nấu chín, đảm bảo vệ sinh. Với các loại rau sống cần phải rửa thật sạch, ráo nước. Tuyệt đối tránh xa các thức ăn sống như gỏi, thịt tái, tiết canh. Không nên ăn hàng quán khi chưa rõ đảm bảo vệ sinh hay không để hạn chế tối đa nhiễm khuẩn, virus từ thức ăn.
  • Với những thực phẩm dễ khiến mẹ bầu dị ứng, hoặc bị tiêu chảy, hạn chế sử dụng chúng.
  • Nên ăn các thực phẩm sau: Các loại tinh bột như gạo, khoai tây, mì (không chứa phụ gia), bánh mì, cháo, bột yến mạch; các loại rau nấu chín như bí, cà rốt, chuối. Các loại thực phẩm này đặc biệt tốt, nhất là với phụ nữ mang thai những tháng đầu. Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng thêm sữa chua, đây là loại thực phẩm khá tốt giúp mẹ bầu đẩy lùi đau bụng, tiêu chảy.

3.2. Mang thai bị tiêu chảy uống thuốc gì? 

Mang thai bị tiêu chảy ở cấp độ nhẹ, mẹ bầu có thể tự khỏi không cần dùng đến thuốc. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu mang thai bị đau bụng tiêu chảy tức là ở cấp độ cao hơn, kèm theo cả đau bụng, nhất là ở đầu giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ. Lưu ý, việc dùng thuốc điều trị tiêu chảy do sự hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ. Không nên tự ý uống thuốc có thể nguy hiểm tới mẹ và em bé trong bụng.

3.3. Mang thai bị tiêu chảy nên làm gì?

Thực tế phụ nữ đang mang thai bị tiêu chảy thường khá mệt mỏi, phiền toái và khó chịu cho cơ thể. Chưa kể, nhiều mẹ bầu bị mất ngủ, thiếu ngủ khi đau bụng, tiêu chảy nhiều lần vào buổi đêm. Do đó, mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh đi lại nhiều. Có thể đọc sách để thư giãn và hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính.

Mang thai bị tiêu chảy có ảnh hưởng gì không? Nguyên nhân và cách điều trị-4
Bầu mà bị tiêu chảy phải làm sao? Mẹ bầu hãy chú ý nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe tốt nhất

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *